Gỗ Gụ là một loại gỗ được sử dụng rất nhiều trong việc chế tác nội thất nhà ở. Nếu bạn băn khoăn có nên mua các sản phẩm nội thất từ loại gỗ này hay không thì cùng tìm hiểu về gỗ Gụ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Gỗ Gụ là gì?
Gỗ Gụ còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như là gỗ Dầu, gỗ Gụ Lan, gỗ Gụ Hương… Gỗ gụ được biết đến với tên tiếng Anh là Sindora tonkinensis Hiện đây là loại gỗ được liệt vào danh sách dòng gỗ quý hiếm nhóm 1 với giá trị kinh tế cao. Gỗ Gụ là loại gỗ quen thuộc được dùng để chế tác các sản phẩm nội thất như bàn ghế, trường kỷ, giường…
Gỗ Gụ là một dòng gỗ rất tốt, thường có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng, khi để càng lâu thì gỗ sẽ chuyển sang màu nâu thẫm. Vân của gỗ Gụ có hình dáng như hoa nhìn rất thích mắt, hình dáng của vân gỗ lại vô cùng đa dạng.
Gỗ Gụ không có mùi thơm, khi ngửi chúng ta chỉ có thể cảm thấy mùi chua và không hăng. Còn nếu bạn mua đồ nội thất từ gỗ Gụ đã được đánh vecni hoặc dùng các công nghệ hiện đại như lau màu, thì phần sơn của gỗ sẽ có màu sậm như nâu đỏ hoặc nâu đậm.
Ưu – nhược điểm của gỗ Gụ
Có nên mua các sản phẩm chế tác từ gỗ Gụ hay không? Cùng tìm hiểu về ưu điểm và nhược điểm của loại gỗ này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng bạn nhé!
Ưu điểm
Gỗ Gụ thường được chế tác thành những vật dụng nội thất bởi chúng mang những ưu điểm tuyệt vời như là:
- Gỗ Gụ sở hữu một đường vân thẳng cùng màu sắc của gỗ vô cùng đẹp mắt, thích hợp để làm những vật dụng nội thất cao cấp.
- Gỗ Gụ dễ đánh bóng, có độ bền chắc và khả năng chịu ngoại lực tốt, hiếm khi xảy ra việc cong vênh hay bị mối mọt.
- Đường kính thân cây của gỗ Gụ rất lớn, dễ dàng chế tác thành những mặt hàng liền khối đơn giản và đẹp.
- Tuổi thọ của những sản phẩm được chế tác từ gỗ Gụ lên tới vài chục năm, một số loại gỗ Gụ chất lượng cao còn có tuổi thọ đạt đến 100 năm tuổi.
- Thậm chí gỗ Gụ dùng càng lâu năm thì càng có lớp gỗ càng thêm bóng bẩy và đẹp.
Nhược điểm
Tuy sở hữu rất nhiều ưu điểm là vậy, thế nhưng cây gỗ Gụ lại sinh trưởng rất chậm, gây nên vấn đề nguồn gỗ khan hiếm. Các mặt hàng gỗ Gụ hiện tại chủ yếu là gỗ nhập khẩu nên có giá thành cao.
Những loại gỗ Gụ phổ biến hiện nay
Những loại gỗ Gụ được phân loại hiện nay chủ yếu là vì nguồn gốc của gỗ đến từ những vùng khác nhau. Dưới đây là 4 loại gỗ Gụ được dùng phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo.
Gỗ Gụ ta
Đây là loại gỗ Gụ được trồng tại rừng Việt Nam, chủ yếu là được trồng tại Quảng Bình. Người ta còn gọi loại gỗ này bằng một cái tên khác là gỗ Gụ bông lau. Gỗ Gụ ta được đánh giá là có phần tâm gỗ mịn nên rất được ưa chuộng, tuy nhiên việc khai thác và sử dụng cho nhiều hạn chế do đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm.
Gỗ Gụ Lào
Đây là loại gỗ Gụ được trồng từ Lào và được nhập khẩu về Việt Nam. Gỗ Gụ Lào có phần tâm gỗ ít mịn hơn so với hàng Việt Nam, vân gỗ tự nhiên thường là dạng xoắn.
Gỗ Gụ mật
Đây là dạng gỗ được trồng công nghiệp tại khu vực của tỉnh Gia Lai. Màu gỗ có màu vàng nâu khi mới xẻ, nếu để càng lâu thì gỗ sẽ càng thẫm lại thành màu nâu thẫm bóng như màu mật ong để lâu.
Gỗ Gụ Nam Phi
Loại gỗ này được nhập về Việt Nam từ Nam Phi, màu sắc của gỗ Gụ thường là màu hồng nhạt hoặc nâu đỏ đậm. Màu sắc của loại gỗ này tuỳ theo tuổi thọ của cây. Gỗ Gụ Nam Phi được đánh giá là có độ bền chắc tốt nhất trong các loại gỗ Gụ, tuy nhiên mùi gỗ lại không được thơm, mà lại có mùi hăng hơn.
Giá của gỗ Gụ tự nhiên hiện nay là bao nhiêu?
Giá gỗ Gụ cũng biến động theo giá của thị trường. Sự biến động này phụ thuộc vào thời điểm bạn mua gỗ, xuất xứ của loại gỗ ra sao. Thông thường tùy theo mặt gỗ bao nhiêu cm, thuộc dạng gỗ hộp hay gỗ phách mà giá sẽ dao động thấp nhất là 35 triệu đồng, cao nhất có thể lên tới hơn 70 triệu đồng cho một mét khối.
Còn nếu bạn muốn mua những sản phẩm nội thất đã chế tác làm từ gỗ Gụ thì nên mua từ các xưởng sản xuất trực tiếp như Nội thất Nhật Quân thì sẽ có mức giá rẻ hơn, đồng thời đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm.
Mong rằng qua bài viết trên bạn đã hiểu thêm về gỗ Gụ, đây là một loại gỗ quý hiếm có độ thẩm mỹ và tính ứng dụng cao. Nếu bạn cần tư vấn thêm về các vật dụng nội thất từ gỗ, hãy liên hệ ngay với Nội thất Nhật Quân nhé!